Trung Quốc thời cổ đại, dân thường gọi bố là “爹 (/diē/: Cha, tía)”, người có địa vị gọi là 父亲大人 (/fùqīn dàrén/: Phụ thân đại nhân), con vua chúa gọi là “父王 (/fùwáng/: Phụ vương). Còn “父亲 (/fùqīn/: Phụ thân, cha) là cách gọi quen thuộc của thời cổ đại và hiện đại. Hiện nay, người Trung Quốc hầu hết đều gọi bố là “爸爸 (/bàba/)”. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương lại có cách gọi khác nhau. Ví dụ như người Bắc Kinh gọi bố là “老爷子 (/lǎoyézi/)”; người Thiểm Tây gọi là “大 (/dà/)”; mạn Hà Nam, Sơn Đông thì xưng hô là “爹 /diē/)”; phía Tứ Xuyên, Trùng Khánh thì gọi là “老汉儿 /lǎohànr/)”. Vậy ngoài “爹” thì cách gọi “bố” ở thời cổ đại Trung Quốc ra sao?
Xem thêm: Người Trung Quốc cổ đại gọi “mẹ” như thế nào?
Cách gọi “bố” ở Trung Quốc thời cổ đại
Xưng hô với bố của mình
“父亲 (/fùqīn/: Phụ thân, cha, bố, ba) là cách gọi quen thuộc của thời cổ đại và hiện đại. Ngoài ra, còn có những cách gọi khác như “公 (/gōng/)”, “翁 (/wēng/)”, “严君 (/yánjūn/)”, “爹 (/diē/)”, “老子 (/lǎozi/)”.
Từ xưa, người Trung Quốc đã rất coi trọng lễ nghĩa. Họ thường gọi bố của mình một cách kính trọng như thêm “家 (/jiā/)”, “老 (/lǎo/)”, “先 (/xiān/)” vào trước.
家 /jiā/ | 老 /lǎo/ | 先 /xiān/ |
家父 /jiāfù/ | 老爷子 /lǎoyézi/ | 先父 /xiānfù/ |
家君 /jiājūn/ | 老爷 /lǎoyé/ | 先人 /xiānrén/ |
家严 /jiāyán/ | 老爹 /lǎodiē/ | 先考 /xiānkǎo/ |
家翁 /jiāwēng/ | 老大人 /lǎodàrén/ | 先舅 /xiānjiù/ |
家公 /jiāgōng/ | 老公公 /lǎogōnggong/ | 先严 /xiānyán/ |
老父 /lǎofù/ | 先卿 /xiānqīng/ | |
老尊 /lǎozūn/ |

Người Trung Quốc xưa cũng rất thích dùng “老” để gọi bố. Ví dụ như nhà thơ Lục Du (陆游) thời nhà Tống gọi cha mình là “老子 (/lǎozi/)”.
Thông thường, khi xưng hô kính trọng với người bố đã mất, thường dùng “先父 (/xiānfù/)“, “先君子 (/xiānjūnzǐ/)”, “先夫子 (/xiānfūzǐ/)”. Nếu là nữ thì sẽ gọi bố chồng đã mất là “先子 (/xiānzi/)”, “先舅 (/xiānjiù/)”. Vua sẽ gọi người cha đã mất của quần thần là “先卿 (/xiānqīng/)”.
Ngoài ra, trong văn nói thường xưng hô với bố mở đầu bằng “阿 (/ā/)” như “阿父 (/ā fù/)”, “阿公 (/ā gōng/)”, “阿伯 (/ā bó/)”, “阿耶 (/ā yé/)”, “阿翁 (/ā wēng/)”, “阿爹 (/ā diē/)”. “舅 (/jiù/)” từng là cách gọi của phụ nữ Trung Quốc thời xưa với bố chồng.
Xưng hô với bố của người khác
Với truyền thống khiêm tốn và tôn trọng mọi người, người Trung Quốc xưa thường gọi bố của người khác là “令父 (/lìngfù/)” hay “令尊 (/lìngzūn/)”.
Chữ “令 (/lìng/)” là tiền tố cố định ở đầu khi gọi bố của người khác. Ví dụ như khi nói chuyện với một người thường sẽ xưng hô bố của họ là “令尊 (/lìngzūn/)”.
Ngoài ra, còn có tiền tố “尊 (/zūn/)” cũng là một cách xưng hô khác. Ví dụ: “尊大君 (/zūn dàjūn/)”, “尊公 (/zūn gōng/)”, “尊府 (/zūn fǔ/)”, “尊侯 (/zūn hóu/)”, “尊翁 (/zūn wēng/)”, “尊君 (/zūn jūn/)”, “尊大人 (/zūn dàrén/)”. Trung Quốc thời xưa, “尊人 (/zūn rén/)” dùng để chỉ bố mẹ. Còn thời nay được dùng như một cách gọi kính trọng đối với bố mẹ.
Cách gọi kính trọng thường thấy ở thời xưa còn có “老 (/lǎo/)”. Ngoài để gọi bố mình ra còn là cách xưng hô tôn trọng đối với bố người khác. Ví dụ như: “老尊 (/lǎozūn/)”, “老大人 (/lǎodàrén/)”, “老太公 (/lǎotàigōng/)”, “老太爷 (/lǎotàiyé/)”, 老爷子 (/lǎoyézi/)”.

“爷 (/yé/)” là cách gọi rộng hơn để chỉ những người đàn ông trưởng thành thời cổ đại. Thời nhà Tống dùng để gọi ông, thời Nguỵ Tấn Nam Bắc Triều dùng để gọi bố và đều được viết là “耶 (/yé/)”. Đây cũng là cách gọi kính trọng đối phương.
Trên đây là những giới thiệu của ChineseRd về cách gọi “bố” ở Trung Quốc thời cổ đại. Mong rằng thông tin trên hữu ích đối với bạn!
Nguồn tham khảo: sohu
Tìm hiểu: 6 trường phái tư tưởng của Trung Quốc nổi bật nhất