Trong quá trình phát triển của xã hội, nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng lên dẫn đến sự đa dạng của các cách thức biểu đạt. Để phù hợp với ngữ cảnh, thường chia thành văn nói (口语) và văn viết (书面语). Vậy văn nói và văn viết trong tiếng Trung có gì khác nhau và chuyển văn nói thành văn viết như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Xem thêm: Học tiếng Trung hiệu quả chỉ với 4 bước cơ bản
Sự khác nhau giữa văn nói và văn viết
Văn nói (口语): là lời ăn tiếng nói hàng ngày. Văn nói cần dễ hiểu, gần gũi với đời thường, phù hợp với tính cách người nói và trình độ người nghe.
Văn viết (书面语): được chọn lọc, nghiên cứu từ ngữ rõ ràng, tỉ mỉ hơn so với văn nói, thường được sử dụng khi viết văn hoặc trong các văn bản văn học. Văn viết mang tính chất hành chính hoặc báo chí.
Văn viết được phát triển từ nền tảng văn nói, xuất hiện sau khi chữ viết ra đời. Có thể phân biệt văn nói và văn viết qua từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng (kĩ năng ngôn ngữ xã hội được sử dụng khi tương tác với nhau bao gồm lời nói ra, cách biểu đạt, cử chỉ khi nói (tương tác bằng mắt, cử chỉ khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể) và sự phản ứng).

1. Từ vựng
Xét về từ vựng có thể thấy, văn nói sử dụng từ ngữ đơn giản, gần gũi và thường dùng các từ đơn âm tiết, thành ngữ, tục ngữ, tiếng lóng, từ địa phương,… Còn văn nói chú trọng cách dùng từ hơn, bao gồm thuật ngữ và các từ mang tính trừu tượng. Những từ xuất hiện trong văn nói thường ít thấy trong văn viết.
Ví dụ:
- 吓唬 /xiàhu/ (Văn nói) —— 恐吓 /kǒnghè/ (Văn viết): dọa dẫm
- 小气 /xiǎoqì/ (Văn nói) —— 吝啬 /lìnsè/ (Văn viết): Hẹp hòi, keo kiệt
2. Ngữ pháp
Về mặt ngữ pháp, văn nói khá đơn giản, chủ yếu dùng những câu đơn ngắn. Còn văn viết thường trang trọng hơn, cấu trúc ngữ pháp cũng phức tạp hơn và thường sử dụng câu ghép.
Ví dụ:
- Văn nói:
小明想吃一碗长寿面,酸一点,葱花鸡蛋多放。
/Xiǎomíng xiǎng chī yī wǎn chángshòu miàn, suān yīdiǎn, cōnghuā jīdàn duō fàng/
Minh muốn ăn một bát mì trường thọ, chua, cho nhiều hành với trứng.
- Văn viết:
小明想吃一碗酸辣爽口、葱花鸡蛋较多的长寿面。
/Xiǎomíng xiǎng chī yī wǎn suān là shuǎngkǒu, cōnghuā jīdàn jiào duō de chángshòu miàn/
Minh muốn ăn một bát mì trường thọ chua cay, vừa miệng; có nhiều hành lá và trứng.
3. Ngữ dụng
Về mặt ngữ dụng, do văn nói có sự thay đổi ngữ điệu và thanh điệu nên thường xảy ra trường hợp cùng một câu nói nhưng lại có ngữ khí khác nhau, thể hiện một ý nghĩa khác. Còn trong văn viết, cùng một câu nói nhưng khác ngữ cảnh sẽ có ý nghĩa khác.
Ví dụ: “你昨天出去了一夜没回来,你妈都快急死了,你知道吗?”
Câu nói trên khi được viết ra sẽ mang hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất chỉ đơn giản là kể lại tình hình, không mang ý gặng hỏi. Nghĩa thứ hai là có ý hỏi người nghe có biết đến tình trạng như vậy không. Nhưng nếu diễn đạt bằng văn nói thì sẽ không xảy ra hai tình huống như trên vì qua ngữ khí có thể dễ dàng đoán được đang kể hay đang hỏi.

Làm thế nào để chuyển văn nói thành văn viết?
Môi trường quyết định tình huống sử dụng, văn viết thường được sử dụng trong những dịp trang trọng hay những văn bản thông báo chính thống. Trong khi văn nói được dùng trong các tình huống thường ngày. Khi sử dụng, cần chú ý đến việc chuyển đổi hai loại hình này. Các từ hai âm tiết và các cụm bốn chữ mang tính trang nghiêm và trang trọng hơn, trong khi các từ đơn, đặc biệt là động từ và một số cụm ba chữ (cấu trúc động tân) thường không quá trang trọng.
Ví dụ: Trong cuộc sống hàng ngày thường dùng “春节快来了 (/Chūnjié kuài lái le/: Mùa xuân sắp đến rồi)” nhưng trong văn viết nên sửa thành “春节将至 (/Chūnjié jiāng zhì/)”.
Một số ví dụ khác:
- 想多了 /xiǎng duō le/ 一> 过虑 /guòlǜ/: Lo nghĩ nhiều
- 请再考虑 /qǐng zài kǎolǜ/ 一> 请三思 /qǐng sānsī/: Hãy suy nghĩ kĩ
- 堵住 /dǔzhù/ 一> 堵塞 /dǔsè/: Ngăn chặn
- 换掉 /huàndiào/ 一> 更换 /gēnghuàn/: Thay đổi
Đôi khi, văn nói và văn viết không tách biệt quá rõ ràng. Ví dụ như trong các buổi diễn thuyết, người thuyết trình thường viết sẵn những lời muốn nói ra trước hay trong các văn bản văn học, với những cuộc hội thoại sẽ sử dụng văn nói. Văn nói và văn viết đối lập nhưng cũng thống nhất với nhau. Cả hai loại hình đều ảnh hưởng lẫn nhau, cùng tồn tại và cùng phát triển. Tuy cả hai không thể tách biệt rõ ràng nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định nên khi đọc hiểu cần phân biệt rõ. Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày, khi nào dùng văn nói, khi nào dùng văn viết cũng cần nắm rõ để tránh xảy ra những tình huống khó xử.
Tham khảo: Học đọc và viết tiếng Trung sao cho đúng cách
KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG HSK TẠI CHINESERD
Học tiếng Trung cùng ChineseRd
Để tìm hiểu kỹ hơn về du học Trung Quốc cũng như học tiếng Trung, rất vui được chào đón các bạn gia nhập đại gia đình ChineseRd.
ChineseRd Việt Nam cam kết cung cấp một nền tảng học tiếng Trung Quốc trực tuyến mới, chất lượng, dễ dàng sử dụng cho người Việt học tiếng Trung Quốc và toàn cầu.
Phương thức liên hệ với ChineseRd
Địa chỉ: 20 Đại La, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Số điện thoại: 02456789520 (Hà Nội – Việt Nam)
hoặc 0906340177 (Hà Nội – Việt Nam)
hoặc 86 755-82559237 (Thâm Quyến – Trung Quốc)
Email: admin@chineserd.vn Email: support@chineserd.com
Facebook: https://www.facebook.com/TiengTrungGiaoTiepTrucTuyen
Facebook du học: https://www.facebook.com/DuhoctrungquocChineserd
Instagram: #tiengtrungchineserd